Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ mất thẩm mỹ là tình trạng thường thấy ở bệnh viêm da cơ địa. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Dựa vào nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm ở người bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn riêng.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay chàm thể tạng, là một dạng bệnh mãn tính rất khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Loại bệnh này có đặc trưng xuất hiện các mảng da viêm đỏ, rỉ dịch và ngứa dữ dội. Bệnh chuyển biến nặng có thể đi kèm chứng viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn. Đến nay có khoảng 5% dân số Việt Nam mắc bệnh này, trong đó phần lớn là trẻ sơ sinh.

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, gây ngứa rát, hình thành mảng viêm da đỏ, rỉ dịch
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, gây ngứa rát, hình thành mảng viêm da đỏ, rỉ dịch

Dấu hiệu viêm da cơ địa

Bệnh viêm da thể tạng dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiệu bên ngoài. Ở từng độ tuổi, triệu chứng thể hiện bệnh là khác nhau, cụ thể:

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh (0-1 tuổi)

Theo thống kê, có khoảng 60% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, khởi phát ở độ 2 - 3 tháng tuổi. Các dấu hiệu nhận biết thường gặp ở trẻ sơ sinh đó là:

  • Nổi ban đỏ, tróc vảy ở các vị trí như má, miệng, trán, cổ, bẹn và các kẽ da.
  • Vùng phát ban đỏ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ.
  • Mụn nước vỡ ra chảy dịch dẫn đến viêm.
  • Các vết loét đóng vảy và có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Ngứa ở vùng da bị tổn thương khiến trẻ quấy khóc.
  • Triệu chứng nặng có thể dẫn đến tiêu chảy và viêm tai giữa.

Triệu chứng ở trẻ em ( 2-12 tuổi)

Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi khi mắc bệnh viêm da cơ địa thường sẽ đi kèm đục thuỷ tinh thể và viêm kết mạc dị ứng. Trẻ bị viêm da cơ địa thường có các triệu chứng thường gặp sau:

  • Xuất hiện hiện tượng da khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ.
  • Phần da tổn thương thường xuất hiện ở sau đầu gối, khuỷu tay, các nếp da.
  • Da xuất hiện các mảng lichen hoá hình đĩa.

Triệu chứng ở người lớn

  • Da xuất hiện nhiều ban đỏ.
  • Bề mặt da xuất hiện mụn nước nhỏ, mụn nước vỡ chảy dịch sẽ gây phù nề và vảy tiết.
  • Vùng da bị tổn thương gây ngứa ngáy, nóng và sưng đau. Sau một thời gian có thể bị bội nhiễm, mụn mủ và loét.

Khi bệnh đến giai đoạn mãn tính sẽ có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng kèm nứt nẻ và ngứa ngáy dữ dội.

Hình ảnh triệu chứng viêm da ở người bệnh

Triệu chứng Viêm Da Cơ Địa phổ biến

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da

  • Da bị mất nước và nhạy cảm: Da mất nước, nhạy cảm, khô rát là điều kiện phát sinh kích thích có hại cho da, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh viêm da cơ địa sẽ lây truyền cho các thế hệ sau.
  • Nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt: Sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc lá, hải sản.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Người bệnh tiếp xúc với các chất liệu thô ráp, chất gây dị ứng, chất bảo quản, tẩy rửa…

Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh

Bệnh viêm da khi vào giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị, không những thế, còn để lại nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh. Nếu người bệnh không có phác đồ điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Xuất hiện những cơn ngứa ngáy kéo dài: Những cơn ngứa ngáy mãn tính tại vùng da viêm nhiễm, thậm chí còn lây lan nhanh sang các vùng da lân cận.
  • Nhiễm trùng da: Da xuất hiện các vệt đỏ có mủ máu, nếu kéo dài có thể dẫn đến bội nhiễm.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ: Cảm giác ngứa ngáy về đêm kéo dài dẫn đến người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giảm chất lượng cuộc sống. Từ đó có thể kéo theo các bệnh thần kinh nghiêm trọng khác.
  • Bệnh hen suyễn: Khoảng 50% trẻ em bị viêm da bội nhiễm sẽ dẫn đến bệnh hen suyễn và sốt khô.

Làn da dễ bị nhiễm trùng nếu bệnh viêm da không được chữa trị nhanh chóng
Làn da dễ bị nhiễm trùng nếu bệnh viêm da không được chữa trị nhanh chóng

Cách chẩn đoán viêm da cơ địa chính xác

Viêm da cơ địa thường được chẩn đoán dựa trên kết quả khám lâm sàng và cơ sở bệnh sử của cá nhân và thân nhân người bệnh. Để xác định mức độ viêm nhiễm, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm y khoa. Kết hợp với biểu hiện triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp.

Những đối tượng thường mắc bệnh

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm da bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Người có tiền sử dị ứng: Với những ai có các tiền sử mắc bệnh dị ứng như viêm phổi dị ứng, viêm mũi dị ứng… khả năng mắc bệnh sẽ rất cao.
  • Người sống trong môi trường có yếu tố kích ứng: Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất, yếu tố kích ứng, bạn sẽ dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh.

Cách phòng bệnh viêm da hiệu quả

  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khi vừa vận động và ra nhiều mồ hôi.
  • Dưỡng ẩm da sau khi tắm, tránh tình trạng da khô, hạn chế tắm nước nóng để tránh gây kích thích da.
  • Hãy chỉ sử dụng một loại nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội phù hợp với da, ngưng dùng những sản phẩm có chứa thành phần khiến da bị dị ứng.
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn, thuốc lá và hải sản.
  • Ưu tiên mặc quần áo thoáng mát, mềm, mỏng khi thời tiết nóng.
  • Đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đặc biệt lưu ý không tự ý dùng thuốc dị ứng, cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng giúp phòng bệnh viêm da cơ địa hiệu quả
Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng giúp phòng bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Người bệnh khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi cơ thể có bất cứ triệu chứng nào được liệt kê ở phần triệu chứng trên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay. Đặc biệt, đối với trẻ em, khi nhận thấy da của trẻ có những vết mụn đỏ bất thường và trẻ quấy khóc, cha mẹ cần phải đem con đến thăm khám bác sĩ nhanh nhất có thể.

Việc thăm khám bác sĩ kịp thời có thể giảm bớt những biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian điều trị.

Phương pháp điều trị viêm da hiệu quả

Viêm da cơ địa là loại bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh cần kiên trì và làm theo đúng chỉ dẫn khoa học của các bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn nên tham khảo qua:

Mẹo chữa viêm da tại nhà

Trường hợp viêm da nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Phương pháp này sử dụng chủ yếu các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ chế biến, chi phí rẻ. Một số mẹo hay người bệnh có thể tham khảo và áp dụng như:

Tắm nước ấm

Tắm bằng nước ấm sẽ làm dịu phần da tổn thương, giảm triệu chứng ngứa da. Để có thể tăng hiệu quả, người bệnh có thể tắm nước ấm với baking soda hoặc muối biển để khám viêm. Tuy nhiên, chỉ nên tắm trong khoảng 10 - 15 phút, nếu lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng khô da.

Tắm nước lá khế

Lá khế có tính mát, có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả, vì thế bạn có thể sử dụng nước lá khế tắm để hỗ trợ điều trị viêm da. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nắm lá khế rửa sạch và muối trắng, để ráo nước. Sau đó đun lá khế với 2 lít nước sôi trong vòng 5 phút.
  • Tiếp theo gạn nước và bỏ lá khế, pha nước ấm và dùng nước này để tắm mỗi ngày 1 lần.

Dùng mật ong

Mật ong có tính kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả, do đó có thể dùng mật ong để phục hồi phần mô da bị tổn thương:

  • Chuẩn bị 2-3 thìa mật ong nguyên chất, thoa lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau đó rửa lại với nước ấm và lau khô. Hãy thực hiện hằng ngày để tình trạng cải thiện nhanh.

Dùng mật ong chữa viêm da tại nhà
Dùng mật ong chữa viêm da tại nhà

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Khi tình trạng bệnh nặng và có nguy cơ biến chứng, người bệnh cần dùng thuốc tây để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc Tây trị bệnh viêm da phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ:

  • Kem giảm ngứa có chứa thành phần Corticosteroid (Stadgentri Stella, SILKRON Dongkwang, Kem Gentrisone ShinPoong Deawoo): Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa tuy nhiên không sử dụng kéo dài vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Nên chú ý cẩn trọng khi dùng thuốc bôi viêm da trẻ em.
  • Thuốc ức chế calcineurin (ciclosporin, voclosporin, pimecrolimus, tacrolimus): giúp ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm hiệu quả.
  • Kháng Histamine (promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin): Các loại thuốc này giúp giảm tình trạng ngứa rát trên da hiệu quả.
  • Tiêm Dupilumab: Sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với bất cứ biện pháp điều trị thông thường nào khác. Tuy nhiên đây là loại thuốc mới và có nhiều tác dụng phụ vì thế, người bệnh cần cẩn thận và chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

Thuốc trị viêm da nặng Dupilumab điều trị bệnh rất tốt
Thuốc trị viêm da nặng Dupilumab điều trị bệnh rất tốt

Cách trị bệnh bằng bài thuốc Đông y

Nếu e ngại thuốc Tây y dùng lâu không tốt, người bệnh có thể chuyển sang các bài thuốc Đông y. Bài thuốc được kết hợp các loại thảo dược có tính kháng viêm, khử khuẩn phù hợp với tình trạng bệnh lý. Chúng tác động trực tiếp đến căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ kiểm soát bệnh không lây lan rộng.

Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y tuy an toàn, phòng ngừa tái phát tốt nhưng thời gian tác động tương đối lâu, cần kiên trì, nhẫn nại khi sử dụng.

Bài thuốc y tiêu phong tán

  • Nguyên liệu: quốc lão 4g, thuyền thoái 6g, hắc phong tử 8g, phòng phong 8g, tri loại 8g, tần quy 10g, kinh giới 10g, thủ phục linh 10g, khổ sâm 10g, tích tuyết thảo 12g, sài đất 12g, bồ công anh 12g, hương truật 12g, kim ngân hoa 12g.
  • Cách dùng: Làm sạch các loại dược liệu sau đó sắc với 2l nước và uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc Thanh dinh thang

  • Nguyên liệu: Lá đỏ 12g, sài đất 12g, mạch đông 12g, đẳng sâm 12g, rau má 12g, huyết âm 10g, ngân hoa 12g, toái cốt tử 8g, hoàng liên 8g.
  • Cách dùng: Làm sạch các loại thảo dược trên sau đó sắc với 2l nước và uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm da hiệu quả
Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm da hiệu quả

Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán

  • Nguyên liệu: Thuyền thoái, bạch thược, đường quát, sà diệp sài hồ, kinh giới, bạch tiên bì, độc hoạt, ngân hoa, bạch linh, bồ công anh.
  • Cách dùng: Rửa sạch các dược liệu sau đó sắc cùng với 2 lít nước và uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc Ráy dại hồng đơn cao

Đây là bài thuốc có tác dụng tiêu viêm và giảm ngứa rất hiệu quả. Các thành phần dược liệu chủ yếu có tính hàn và vị nhạt.

  • Nguyên liệu: dầu trẩu, củ ráy và hoàng đơn.
  • Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó thái lát mỏng và đun sôi cho đến khi nước chuyển màu đen. Sau đó vớt hết các loại dược liệu ra và đun hỗn hợp còn lại cô đặc mịn và không dính tay. Sau đó sử dụng hỗn hợp này bôi trên vùng da bị viêm 1 lần/ngày sẽ giúp giảm ngứa rát hiệu quả và lây lan.

Các phương pháp điều trị khác

  • Sử dụng liệu pháp ánh sáng: Áp dụng cho các bệnh nhân không đáp ứng với bất cứ biện pháp điều trị tại nhà, dân gian, tây y nào. Đây là liệu pháp cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím UVA, UVB.

Điều trị bệnh bằng liệu pháp ánh sáng
Điều trị bệnh bằng liệu pháp ánh sáng

Phương pháp băng ướt: Đây là phương pháp quấn băng ướt quanh vùng da tổn thương sau khi bôi thuốc corticoid. Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh nhân có vùng tổn thương da bị lan rộng.

Một số loại dược liệu điều trị viêm da hiệu quả

Dùng dược liệu tự nhiên là phương pháp điều trị viêm da hiệu quả, lành tính mà nhiều bệnh nhân tin dùng. Một số loại dược liệu tự nhiên như: cam thảo, nha đam, cúc la mã, sài đất, đơn đỏ, muồng trâu… có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng dược liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia bác sĩ Đông y để đảm bảo an toàn.

Bệnh viêm da cơ địa sẽ đem lại nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh và để lại biến chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để có các phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không

Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Viêm da cơ địa mất dấu vân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rộng. Tình trạng này do đâu mà xuất hiện, có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị, phục hồi là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiện tượng và tìm...
Nhắc đến các bệnh về da phổ biến hiện nay không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Ngoài thắc mắc về nguyên nhân, cách chữa, thì không ít người bệnh phân vân về việc bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Tham khảo ngay các thông tin sau để biết được câu trả lời chính...
Viêm da cơ địa có di truyền không, lây không khi mà đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Để biết câu trả lời chính xác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo thông tin về bệnh viêm da cơ địa được tapchidongy tổng hợp trong bài viết dưới đây.  Viêm da cơ địa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Da Cơ Địa bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan