Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mề đay là một vấn đề da liễu phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Đối với trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Trong bài viết này, Tạp Chí Đông y sẽ chia sẻ chi tiết, hướng dẫn các cách chữa bệnh nổi mề đay phổ biến hiện nay.

Cách trị nổi mề đay tại nhà

Các nguyên liệu thiên nhiên được chia sẻ bên dưới đây đều là những loại cây có dược tính cao, dễ dàng tìm kiếm và có công dụng giảm triệu chứng hiệu quả.

Lá chè xanh

Lá chè xanh là một nguyên liệu thiên nhiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Lá thường có vị chát, ngăm đắng, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc. Với cách ưu điểm nổi bật trên, lá chè xanh thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da liễu như mề đay, rôm sảy, ngứa và bệnh chàm.

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, đây là một loại thảo dược có chứa hàm lượng polyphenol, vitamin C và flavonoid dồi dào. Giúp phục hồi các tế bào tình thương nhanh chóng, tái tạo làn da mới. Cách sử dụng lá chè xanh điều trị mề đay như sau:

  • Chuẩn bị khoảng một nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước.
  • Lá chè trước khi đưa vào đun cần vò nát nhẹ, thêm khoảng 2 lít nước vào nồi và đun sôi. Hòa nước lạnh vào để nhiệt độ cân bằng ở khoảng 40 – 45 độ C.
  • Bạn có thể sử dụng nước chè xanh để làm sạch cơ thể, kiên trì trong một thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Lá chè xanh là một nguyên liệu thiên nhiên nhiên rất tốt cho sức khỏe
Lá chè xanh là một nguyên liệu thiên nhiên nhiên rất tốt cho sức khỏe

Bột yến mạch

Một trong những nguyên liệu thường được sử dụng để chữa mề đay không thể không kể tới là bột  yến mạch. Trong nguyên liệu này thường chứa hàm lượng acid ferulic và avenanthramides dồi dào. Vậy nên, khi sử dụng sẽ có tác dụng chống oxy hóa và chống dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng kẽm có trong yến mạch sẽ giúp vùng da bị tổn thương được làm dịu, giảm viêm và giảm ngứa ngáy. Đối với những trường hợp người bệnh đang gặp phải tình trạng mề đay, ngứa ngáy vào viêm đỏ nhiều sẽ rất phù hợp.

  • Chuẩn bị yến mạch cùng 1 lít nước ấm hòa vào với nhau, để nguyên liệu có thể nở ra.
  • Bạn hãy ngâm trực tiếp vùng da bị mề đay vào nước yến mạch hoặc chà nhẹ lên da để các thành phần trong nguyên liệu này có thể thẩm thấu và giảm nhanh cơn ngứa.

Lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất nổi bật là menthol, có tác dụng làm mát, giảm đau và gây tê. Trong thảo dược này có chứa các khoáng chất và vitamin A, giúp da giảm bài tiết, dầu thừa và tránh tình trạng nhiễm trùng tại vùng da bị tổn thương. Vậy nên khi sử dụng, tình trạng mề đay có thể được giảm nhẹ và các triệu chứng như ngứa, viêm đỏ, đau rát sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

  • Chuẩn bị một nắm bạc hà tươi, đem rửa sạch để ráo nước. Trước khi tắm hãy vò nhẹ lá bạc hà và cho vào nước.
  • Bạn có thể thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày trong khoảng 4 – 5 ngày để thấy được sự khác biệt rõ rệt.

Lá trầu không

Trong lá trầu không thường có chứa đặc tính chống ngứa, sát trùng và tiêu viêm. Trong lá có hàm lượng tannin cao, sẽ làm giảm tình trạng nhiễm trùng đối với các vùng da bị tổn thương nghiêm trọng. Sau khi sử dụng được một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng viêm đỏ, nóng rát, ngứa ngáy được cải thiện đáng kể.

  • Chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá trầu không tươi rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước.
  • Vò nhẹ lá trầu cho vào nồi đun cùng 2,5 lít nước. Bắc ra và hòa cùng nước lạnh để nhiệt độ vừa phải.
  • Sử dụng nước lá trầu để tắm 1 lần/ngày để làm giảm chứng mề đay, mẩn ngứa.

Lưu ý rằng, lá trầu có tính nóng, vị cay nên đối với những trường hợp da bị lở loét, có vết thương hở không nên áp dụng phương pháp này.

Trong lá trầu không thường có chứa đặc tính chống ngứa, sát trùng và tiêu viêm
Trong lá trầu không thường có chứa đặc tính chống ngứa, sát trùng và tiêu viêm

Gel nha đam

Nha đam là một loại cây có tác dụng hiệu quả để chăm sóc làn da của các chị em phụ nữ. Trong nha đam có chứa hàm lượng nước, axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào. Điều này sẽ giúp tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ, da viêm đỏ, phù nề, ngứa và nóng rát được cải thiện.

Các hoạt chất chống oxy hóa trong nha đam còn giúp phục hồi các tế bào tổn thương, giảm mức độ kích ứng và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Đặc biệt, nha đam là một thảo dược tương đối lành tính, an toàn và có thể sử dụng cho cả vùng da mặt.

Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay

Tình trạng nổi mề đay sẽ được điều trị dứt điểm nếu bạn xác định được tác nhân gây ra bệnh. Hãy nhớ lại các yếu tố mà bạn tiếp xúc và làm thay đổi cơ thể. Ví dụ như tiếp xúc thời gian dài với ánh nắng mặt trời, dị ứng lông động vật, thời tiết, dùng các loại thuốc điều trị mới, bị nhiễm khuẩn, nấm, stress căng thẳng hay bị côn trùng cắn,...Nếu tiếp xúc với các tác nhân này trong thời gian dài, tình trạng mề đay sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điển hình với các dấu hiệu như: chóng mặt, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng họng,...

Sử dụng dung dịch chống ngứa

Những người bị nổi mề đay thường có thói quen gãi và điều này có thể gây tổn thương da. Đối với tình huống này, bạn nên sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng da chuyên dụng để giảm ngứa rát. Hơn hết, bạn nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để tránh tình trạng ngứa xảy ra nghiêm trọng hơn.

Chườm lạnh để giảm nổi mề đay

Đây là phương pháp phổ biến mà hầu hết ai gặp tình trạng nổi mề đay cũng đã áp dụng. Không chỉ hiệu quả đối với tình trạng mề đay mà với ngứa ngoài da, dị ứng cũng có hiệu quả tích cực khi thực hiện. Khi tiến hành chườm lạnh, nhiệt độ từ đá sẽ làm da mát hơn, dịu ngay cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này cũng sẽ khiến người bệnh giảm việc gãi, tránh làm tổn thương da.

Chườm lạnh có thể giúp giảm nổi mề đay
Chườm lạnh có thể giúp giảm nổi mề đay

Lưu ý rằng, bạn không nên chườm trực tiếp vào da, hãy bọc thêm một lớp vải sạch và chỉ chườm trong khoảng 10 phút để tránh bỏng lạnh. Bạn có thể thực hiện cho tới khi triệu chứng nổi mề đay không còn nghiêm trọng như trước nữa.

Thay đổi một số thói quen xấu

Tình trạng nổi mề đay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Vùng da bị tổn thương sẽ lan rộng và khó điều trị hơn nếu có thói quen xấu. Vì vậy để giảm tình trạng mẩn ngứa do nổi mề đay bạn nên thay đổi một số thói quen như sau:

  • Bạn không nên chà xát quá mạnh vì chúng có thể khiến da bị tổn thương, kích thích hoạt động phóng thích histamine và làm nghiêm trọng các triệu chứng trên da.
  • Sức khỏe có thể bị thuyên giảm nếu bạn ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya, nội tiết tố bất ổn khiến tình trạng mề đay bị kích thích và lan rộng. Bạn nên thay đổi thói quen đi ngủ sớm và kéo dài ít nhất là 6 giờ đồng hồ.
  • Stress căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay. Da có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn nếu hệ thần kinh bị căng thẳng kéo dài, chuyển sang giai đoạn mãn tính (hơn 6 tuần).
  • Bạn không nên hút thuốc trong quá trình điều trị nổi mề đay. Các chất có trong thuốc lá sẽ làm hại tới hệ hô hấp gây suy giảm sức đề kháng, kích thích hoạt động bất thường của hệ miễn dịch và khiến tổn thương da chậm lành.

Thuốc Tây y chữa mề đay

Với những trường hợp bị nổi mề đay ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần sử dụng thuốc Tây y để làm giảm triệu chứng của bệnh. Thuốc thường có công dụng mạnh mẽ hơn so với các nguyên liệu tự nhiên. Đặc biệt là thuốc kháng histamin, giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, khó chịu do tình trạng mề đay đầy gây nên. Thành phần thuốc tác dụng trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin gây ra nổi mề đay nên hiệu quả nhanh chóng.

Thuốc benadryl có công dụng làm giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu
Thuốc benadryl có công dụng làm giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu

Dưới đây là một số loại thuốc kháng histamin mà bạn có thể tham khảo và điều trị nếu được bác sĩ cho phép:

  • Thuốc benadryl: Loại thuốc này có công dụng làm giảm tình trạng mẩn ngứa, khó chịu, có tác dụng sau khi khoảng 1 giờ. Tác dụng phụ của thuốc không thể không kể tới là tình trạng buồn ngủ.
  • Thuốc bôi ngoài da calamine: Thuốc được sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da bị mề đay, giúp da được làm dịu, giảm ngứa nhanh chóng.
  • Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine,...có tác dụng chống mẩn ngứa, mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mề đay nặng.

Các bài thuốc uống chữa mề đay bằng Đông y

Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y hiệu quả, thường được người bệnh sử dụng để điều trị tình trạng mề đay.

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10g lá đơn, 10g lộc cửu, 10g liên kiều, 10g địa hoàng, 10g bèo cái, 10g lá cây đại thanh, 10g ngưu bàng, 10g nhẫn đông, 6g phòng phong, 6g xác ve sầu, 6g kinh giới, 6g quốc lão.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị đi rửa sạch và để ráo nước. Cho vào nồi cùng 1 lít nước và đun cho tới khi cạn còn một nửa. Loại bỏ phần bã thuốc và chia nhỏ thành 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Mỗi ngày sử dụng 1 thang và kiên trì cho tới khi đạt được hiệu quả.

Đông ý giúp điều trị bệnh tận gốc
Đông ý giúp điều trị bệnh tận gốc

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20g ngưu tâm thảo, 20g tầm tang, 20g nhẫn đông hoa, 12g bạch thược, 12g đỗ phụ, 12g sài hồ, 12g quốc lão, 16g thạch xương bồ, 16g tang ký sinh, 16g thương nhĩ.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và đem đi làm sạch. Mỗi ngày bạn cần sắc 1 thang với khoảng 1 lít nước, đun cho tới khi nước cạn còn khoảng 3 bát. Chia đều lượng thuốc để uống hết trong ngày, tránh tình trạng để qua đêm.

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 16g cát căn, 12g hoàng cầm, 16g bồ công anh, 12g liên kiều, 16g rau má, 12g chi tử, 16g hạ khô thảo, 12g nhẫn đông hoa, 16g kinh giới, 16g khúc khắc, 16g nam hoàng bá, 16g ké đầu ngựa.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên cần được làm sạch kĩ càng. Bắc lên bếp sắc cùng đựng nước vừa đủ. Bạn nên sử dụng thuốc khi còn ấm để tránh làm giảm tác dụng. Đối với các phương pháp Đông y, bạn nên kiên trì sử dụng mới có thể thấy được kết quả rõ rệt.

Dược liệu chữa bệnh nổi mề đay

Có một số dược liệu được đánh giá rất cao trong điều trị nổi mề đay hiện nay là:

Hoàng liên:

  • Tính vị: Làm mát, giảm viêm.
  • Tác dụng: Dùng để làm dịu kích ứng và ngứa da.

Cam thảo:

  • Tính vị: Bổ khí, cân bằng năng lượng.
  • Tác dụng: Giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm viêm.

Đương quy:

  • Tính vị: Hàn, trị phong, giúp tuần hoàn máu.
  • Tác dụng: Cải thiện tình trạng viêm và kích ứng da.

Bạch chỉ:

  • Tính vị: Mát gan, thanh nhiệt, giảm viêm.
  • Tác dụng: Giúp làm dịu vùng da bị ngứa và kích ứng.

dieu-tri-benh-noi-me-day
Bệnh nhân có thể tận dụng cam thảo điều trị nổi mề đay

Ưu nhược điểm của dược liệu chữa nổi mề đay:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu tự nhiên: Được chế biến từ các thành phần thiên nhiên như thảo dược, rễ cây, và các loại thảo mộc.
  • An toàn hơn: Thường ít gây tác dụng phụ so với các loại thuốc hóa học.
  • Đa dạng trong cách dùng: Có thể áp dụng thông qua việc uống thuốc, sử dụng bôi ngoài da.

Nhược điểm: 

  • Thiếu thông tin cách dùng cho từng người: Điều này làm giảm hiệu quả và an toàn của bài thuốc.
  • Không có hướng dẫn từ người có kinh nghiệm: Điều này có thể dẫn đến việc không sử dụng đúng cách hoặc tận dụng hết tiềm năng của các dược liệu.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh

Có một số huyệt đạo trong y học cổ truyền có thể hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay như sau:

Huyệt Điểm: Liệt Khuyết (LI4)

  • Vị trí: Nằm trên lưng bàn tay, giữa giữa ngón cái và ngón trỏ, ở phần gần gốc ngón.
  • Công dụng: Liệt Khuyết được cho là có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm viêm, có thể hỗ trợ trong việc giảm ngứa và kích ứng da.

Huyệt Điểm: Túc Tam Lý (ST36)

  • Vị trí: Nằm ở bên ngoài chân, khoảng 4 ngón tay dưới khớp gối và một ngón tay gần biên mặt ngoài của xương bắp chân trước.
  • Công dụng: Túc Tam Lý được cho là có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm, có thể hỗ trợ trong việc giảm kích ứng da.

Huyệt Điểm: Hạ Lưu (SP10)

  • Vị trí: Nằm trên đùi, ở giữa chân, khoảng ba ngón tay dưới đốt đùi trên cùng.
  • Công dụng: Hạ Lưu được cho là có thể giúp làm giảm viêm và ngứa, có thể hỗ trợ trong điều trị nổi mề đay.

Ưu nhược điểm của cách dùng huyệt đạo:

Ưu điểm:

  • Không sử dụng thuốc: Phương pháp này không sử dụng thuốc, giúp tránh được tác động phụ của hóa chất.
  • Kích thích cơ thể tự điều chỉnh: Huyệt đạo có thể kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền nội tiết tự nhiên, giúp cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng lại hệ thống miễn dịch.
  • Giảm triệu chứng: Việc kích thích huyệt đạo có thể giúp giảm viêm và ngứa, cải thiện tình trạng nổi mề đay.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu kỹ năng chuyên môn: Việc áp dụng huyệt đạo đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và phải được thực hiện bởi người có đào tạo chính xác, nếu không có thể gây ra tác động không mong muốn.
  • Hiệu quả khác nhau: Phương pháp này có thể không hiệu quả đối với một số người do đa dạng về cơ địa và tình trạng sức khỏe.
  • Rủi ro chấn thương: Nếu không thực hiện đúng cách, có thể gây chấn thương hoặc tác động phụ không mong muốn đến cơ thể.
  • Yêu cầu hướng dẫn chính xác: Để đạt hiệu quả và an toàn tối đa, cần có sự hướng dẫn và tư vấn từ người có chuyên môn.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được các cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để giảm triệu chứng của bệnh. Ngược lại, nếu tình trạng đã trở nặng, bạn hãy áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh. Ngoài ra, một vài phương pháp như chườm lạnh, thay đổi thói quen xấu cũng khiến cho tình trạng bệnh tích cực hơn. Hy vọng những thông tin chia sẻ phía trên đã có thể giúp ích được cho bạn.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Bài viết liên quan